Vài nhận định về kiến thức của TS Dương trong khi giảng liên quan đến việc vay và nợ của DN


(NVT)- Mặc dù muốn nghe hết tất cả các Clip mà TS Dương giảng trong buổi giảng văng tục vừa qua để có những quan điểm cá nhân về chuyên môn buổi giảng hôm đó của TS. Song chỉ nghe đến đoạn TS nói về việc vay và nợ của DN thì tôi không muốn nghe tiếp nữa vì nghe đã thấy không thuyết phục rồi. Nên tôi đã đọc bài Độc giả ‘mổ xẻ’ kiến thức trong bài giảng của TS Lê Thẩm Dương trên báo GDVN.

Ngoài những điều mà tác giả bài viết nêu trên đã nói (đồng ý hoàn toàn hay không thì tôi chưa nói!). Song, tôi xin bổ sung  ý kiến cá nhân của mình sau đây bàn về những lời giảng của TS Dương liên quan đến việc vay và nợ vốn của DN. Tất nhiên khi nói về các khoản nợ của DN, TS nói rất ít, nội dung chính của TS nói chỉ là: là nhà DN anh phải vay, phải nợ…

Thứ nhất, việc vay vốn, nợ tiền của DN là 1 điều tất yếu tùy vào từng chu trình phát triển của DN trong hoạt động của mình. Vì vậy, không 1 nhà doanh nghiệp nào hoặc 1 giám đốc nào không biết việc đó cả. Thậm chí, khi thiếu vốn, nhà DN trong nhiều trường hợp còn phải mạo hiểm để tìm cách vay vốn cho việc kinh doanh, sản xuất của mình. Nói rộng hơn, việc vay và nợ vốn của DN giống như việc cá nhân mỗi người đều phải nợ (nợ tình, nợ ân nghĩa….) trong cuộc đời vậy. Điều giống này là ở chỗ “ Tất yếu”. Nghĩa là:

Một doanh nghiệp hay 1 cá nhân nào đó trong quá trình “sống” của mình đều phải vay và nợ.

Việc vay vốn thì DN nghiệp của anh trong quá trình phát triển, anh phải biết vay, biết nợ, biết trả. Không biết những việc này, đặc biệt là biết trả thì anh sẽ “chết”. Để không chết, anh phải tính trước, lường sau để có được những bước đi phù hợp, hiệu quả sao cho tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí…(QTDN)

Còn việc nợ đời (nợ tình, nợ nghĩa….) thì trong suốt cuộc sống anh phải biết ứng xử, không biết ứng xử không ai cho anh nợ tiếp và như vậy hồn tình, hồn nghĩa của anh cũng sẽ “chết”….( QT cuộc đời)

Vì vậy,với kiến thức mà khi TS giảng cho những người mà họ đang là những người điều hành DN hoặc những người đã có ít nhiều kinh nghiệm về hoạt động doanh nghiệp. Theo tôi, tối thiểu họ đã có 1 bằng đại học về kinh tế thì họ còn hiểu hơn TS về nhu cầu vốn của họ, họ quá biết rõ hơn TS về việc họ phải vay để phát triển như thế nào, có chăng họ chỉ cần cố vấn cho họ là vay để đầu tư vào lĩnh vực A nào đó mà thôi… Bản thân mỗi DN khi ra đời, người chủ đã tính toán và biết được là khi thiếu vốn là phải đi vay rồi.

Chứ TS chỉ nói vay, nói nợ mà không nói đến trả thì họ cứ thế họ vay để rồi không cẩn thận 1 ngày nào đó có thể họ “chết” là do kiến thức của TS đấy…

Thứ hai, từ những điều nêu trên, theo tôi, với những lời giảng  của TS về vay và nợ của doanh nghiệp là rất tầm thường, là rất đại cương mà 1 sinh viên kinh tế nói chung ở năm thứ 3 cũng hiểu được. Hốn chi đây là 1 buổi dành cho các đối tượng là nhà quản lí, nhà điều hành DN nói chung.

(Bài trên Báo GD: Bài giảng có văng tục của TS Dương “là sự lệch chuẩn về văn hóa”  tôi  đã minh chứng và cho rằng việc TS so sánh việc chung cư cao cấp khó bán giống như việc phụ nữ xinh đẹp khó lấy chống…là phiến diện, là không thuyết phục. Bởi trong Clip không thấy nói gì về mặt lí thuyết cũng như lí luận gì  để soi vào thị trường bất động sản cả, mà cụ thể là tại sao không lí giải chưng cư cao cấp lại khó bán?, khó bán gồm những nguyên nhân gì? và không thấy vận dụng vào 1 trường hợp cụ thể nào vào thị trường chung cư cao cấp như ở HCM hoặc HN cả…?. Đã thế trong khi giảng lại so sánh với PN đẹp khó lấy chồng giống như chưng cư cao cấp khó bán. 2 vấn đề này chẳng liên gì đến nhau cả, thiếu gì ví dụ có liên quan đến các loại thị trường để mà so sánh….!)

8 Responses to Vài nhận định về kiến thức của TS Dương trong khi giảng liên quan đến việc vay và nợ của DN

  1. Be Tho says:

    Nói như anh Lan Le là đúng, bài giảng của TS Dương đã tổng hợp lại những vấn đề doanh nghiệp thường gặp phải. Tuy nhiên, tôi chắc rằng việc tổng hợp này nếu chịu đọc 1 cuốn sách quản trị doanh nghiệp cơ bản nhất thì tự tôi cũng có thể “tóm tắt” được. Có thể là mỗi người đi học có sự đòi hỏi khác nhau, là người đi học thì tôi không thể chấp đến lớp để chỉ nghe người thầy “tóm lược sách”. Chưa kể những dẫn chứng, những khái niệm rất “chủ quan” mang tính cảm tính, ở đây chỉ xét khía cạnh liên quan đến bài viết của tác giả NVT, tôi hoàn toàn đồng ý với anh: ai chẳng biết phải đi vay, vấn đề là TS phải “dạy” được làm sao xác định được nên vay bao nhiêu để hoạt động hiệu quả nhất (xin hỏi có chắc cứ phải nợ nhiều mới hiệu quả), để còn có khả năng trả? và nên làm sao để biết một doanh nghiệp có đặc trưng như thế nào thì nên vay bằng cách nào (NHTM, thị trường vốn, tín dụng thương mại…) cho hiệu quả?…
    Nói chung, cá nhân tôi cho rằng, phong cách của TS phù hợp với phong cách của một người diễn thuyết (trong một chiến dịch vận động, hay một marketing campain) hơn là một nhà nghiên cứu, một giảng viên, một chuyên gia.

    Thích

  2. Lan Le says:

    Theo tôi là một người thầy thì anh phải biết dạy cái gì, nhưng để được là một người thầy giỏi thì anh phải biết anh đang dạy ai mà đề ra phương pháp dạy thích hợp để họ tiếp thu được.

    Nếu tôi không nhầm các anh chị ở đây đều có trình độ khá cao về kinh tế (thạc sỹ trở lên), hiển nhiên là không cần học những điều từ Ông Dương dạy cho 1 lớp khoảng vài chục người trình độ khác nhau. 1 lớp học như vậy là 1 người thầy giỏi rõ ràng là phải chọn lối diễn giải để người có trình độ thấp nhất cũng có thể hiểu được. Cái nói tục của ông Dương nếu nghe kỹ thấy không phải để gây cười mà thực ra làm giảm khoảng cách giữa người nói va người nghe tạo không khí thoải mái trong buổi diễn thuyết, như ông Dương nói là đừng coi tôi là người thầy mà là người bạn nói chuyện trong quán cafe.

    Tôi thấy bài giảng có nhiều kiến thức sơ đẳng hấp dẫn (tôi copy lại tổng kết của 1 bạn đọc ở đây:

    1. Vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp;
     Cần xác định được mình là ai
     Hoạch định chiến lược
     Tổ chức thực hiện
     Quan trọng là công tác kiểm soát
    2. Các vấn đề doanh nghiệp thường gặp:
     Tranh chấp nhiệm vụ, có nhiều mảng trống hoặc chồng lấn giữa các phong ban, tạo ra tình trạng: phần dể thì “xơi”, phần khó thì “nhè”
     Thông tin bị tắt nghẽn, mệnh lệnh không thong suốt.
     Phối hợp ngang chưa tốt.
    3. Vấn đề quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp
    4. Đánh giá ảnh hưởng của vĩ mô đến hoạt động của DN.
    5. Kỹ năng về quản trị nhân sự, quản trị thời gian….ví dụ: để điều khiển người khác thí lãnh đạo cần:
     Phải có “cốt” nghĩa là tầm của cá nhân và “căn” là kiến thức.
     Tạo cản hứng
     Kỹ năng động viên
    6. Ngoài ra, tôi còn hiểu thêm các thuật ngữ “tăng trưởng” và “ phát triển” khác nhau như thế nào? Với một người đã đi làm, và hiện tại đang làm công tác cải tạo hệ thống, giảm lãng phí cho cty, tôi thấy bài giảng là bổ ích, và gợi mở cho tôi nhiều ý tưởng hành động,

    Tôi cũng chả hiểu các bác muốn đi sâu phân tích kỹ cái gì?? Chung qui lại cái bài giảng này là cho ai? Chuyên gia như các bác hay là đối tượng mới nhập môn?

    Thích

  3. NVT says:

    Mình cũng rất muốn 1 ai đó ủng hộ TS Dương viết 1 bài để lí giải cho là buổi giảng hay và thành công như TS đã nói. Bài viết mà thể hiện được những lí giải mang đậm tri thức kinh tế vĩ mô nói chung, quản trị DN nói riêng trong buổi giảng của TS thì hay quá! Hehee, rất tiếc là đến nay chưa thấy mà chỉ thấy ủng hộ vô tội vạ thôi.Hay họ đang giấu TÀI vậy?
    Nếu có bài viết như vậy, mình sẵn sàng phân tích về những lời giảng của TS về tăng trưởng và lạm phát của VN trên cơ sở cả do yếu tố ngoại vi và nội vi ngay…Và tính 2 mặt của lạm phát…

    Mọi người phán xét xem liệu co vấn đề gì ở những lời giảng và tâm lí của vi TS này không?:

    Trích: “…Cái thằng đàn ông Việt Nam không thể chấp nhận được, gia trưởng, ăn xong trợn mắt trợn mũi phi mẹ lên giường ngủ, và…GDP vừa rồi thì số của cải do nữ cống hiến là hơn một nửa và chính sách về cán bộ nữ rất thành công, và…tối chồng nó hoàn thành nhiệm vụ thì phải khen nó sao? Good, good, good. Gặp cái thằng chồng dễ thương ngồi bắt đầu thực hiện đúng 4 bước cho đàng hoàng. Bắt đầu vào trận cái là khởi động, xong đến vượt chướng ngại vật, tăng tốc rồi mới về đích. Mẹ tôi nói thật, nữ thì nó tát vào mặt. Mẹ mày chứ, bà mày đang muốn về đích mà cứ khởi động…”

    Thích

  4. Xuân says:

    Tôi cũng đang làm master về kinh tế ở 1 trường ĐH ở Bỉ.Theo tôi, nhà DN cần phải có tư duy đột phá chứ không phải mấy tư duy sơ đẳng mà TS giảng. Đọc bài này thấy hay và lạnh tanh cả người. Cảm ơn anh

    Thích

  5. Hang says:

    Tóm lại là người học, người nghe không thích học, chỉ thích vui vẻ mát mẻ thôi

    Thích

  6. Quả bóng says:

    Không nên phản đối TS Dương nhiều, vì đó là thực trạng ở nước ta rồi. Sao không thấy ai đó phản đối những nhà DN ngồi thù lù trong đó mà chú tâm nghe và cười khoái trí về tác phong múa và nhảy, về lời giảng của ông thầy này nhỉ?

    Thích

  7. Quả bóng says:

    Chuyện nhỏ mà cứ xé ra to. Chuyện sai sót là chuyện bình thường. Tôi ủng hộ cả 2 luồng ý kiến

    Thích

  8. Nở says:

    Cảm ơn bài viết hay này. Bài viết này làm tôi hiểu thêm thế nào là quản trị DN, quản trị cuộc đời mà ông TS hay tung hô….

    Chắc chẵn 1 điều là người ủng hộ ông Dương chẳng có chút trình nào về cả VH và KT cả nên mới vậy thội. Chứ họ mà có kiến thức họ đã viết bài để phản biện lại ý kiến ủng hộ rồi.
    Tóm lại thầy Dương diễn hề, còn học viên thi như trẻ em được đi chơi xem hè!

    Thích

Bình luận về bài viết này