Thành tựu trong kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015


Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm của nước ta giai đoạn 2011-2015 đã bị ảnh hưởng không nhỏ do bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn và những diễn biến phức tạp về địa chính trị, cũng như do sức lực nội tại của nền kinh tế vẫn còn bộc lộ những khiếm khuyết cả khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Chính phủ để vượt qua các rào cản đó, kinh tế vĩ mô của nước ta đã ngày một ổn định hơn được thể hiện ở việc phân tích so sánh chỉ số tăng trưởng kinh tế và lạm phát cơ bản năm sau so với năm trước. Đặc biệt, thành tựu trong tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát đã đạt được 2 năm 2014-2015 đang là nền tảng kế tiếp vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi 2 mục tiêu này trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2016 của nước ta.

Từ khóa: thành tựu, tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát cơ bản

1.Đặt vấn đề

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô. Sự tác động qua lại giữa hai vấn đề – hai hiện tượng này là rất phức tạp bởi chúng có thể tác động tích cực và cũng có thể tác động tiêu cực lẫn nhau, hoặc giữa chúng tồn tại tương đối độc lập trong những hoàn cảnh kinh tế – xã hội nhất định ở mỗi quốc gia. Thời gian qua, sự bất ổn của kinh tế thế giới và những tiềm ẩn của nó đã tác động làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng lạm phát ở nhiều nước, trong đó có nước ta. Để có được mức tăng trưởng kinh tế, không ít nước đã phải đánh đổi với mức lạm phát cao. Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa 2 hiện tượng này. Ví dụ như:

– Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát có mối quan hệ tiêu cực, trong khi cũng có nghiên cứu khác lại cho kết qủa trái ngược với điều vừa nêu [1].

– Theo lý thuyết tài chính – tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và lạm phát là 2 hiện tượng độc lập. Nếu như lạm phát là hệ quả trực tiếp của quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh thì hệ quả này là tạm thời, nhưng trong trung hạn và dài hạn thì mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là phi tuyến tính [2].

– Trường phái Keynes cho rằng lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều [3].

– Ở nhiều quốc gia, chỉ số giá tiêu dùng hay lạm phát là cách tư duy về ổn định giá và là cơ sở để xác định nền kinh tế đã ổn định hay không. Bởi nếu giá tiêu dùng hoặc lạm phát cứ tăng, diễn biến khó kiểm soát thì tất yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế [4].

(Nguồn: Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội, số Xuân Bính Thân 2016)

Tải bài viết tại đây: Lam phat va GDP

Bình luận về bài viết này