Nga chấp thuận bảo vệ Viktor Ianoukovitch

(NVT)- Tổng thống vừa bị phế truất ở Ukraine, ông Viktor Ianoukovitch được báo chí Nga cho biết là ông đã yêu cầu Nga bảo về cá nhân ông và Nga đã chấp thuận đề nghị này.

Ông Viktor Ianoukovitch (Ảnh France 24)

Ông Viktor Ianoukovitch cũng đã tuyên bố rằng ông luôn luôn là tổng thống hợp pháp của Ukraine. Theo dự kiến, ông sẽ có buổi họp báo vào lúc 17h (Giờ địa phương, tức 13h GMT) ngày mai tại thành phố Rostov trên sông Đông ở miền nam nước Nga, gần biên giới Ukraine.

(Theo France 24 và lefigaro)

Trung Quốc tự rước vạ vào thân

Chính Trung Quốc với chính sách ngoại giao ngày càng quyết liệt, hiếu chiến và ngang ngược trong mối quan hệ với các nước châu Á láng giềng đã đẩy họ đến với Mỹ. Chính sách đó sẽ khiến Trung Quốc “tự mang vạ vào thân”.

Có một câu chuyện vui được lan truyền khắp châu Á như sau, với câu hỏi “Ai là nhà ngoại giao Mỹ hoạt động hiệu quả nhất ở châu Á?” và câu trả lời là: “Quý ông Bắc Kinh, vâng, chính quí ông Bob Bắc Kinh đang là cánh tay đắc lực của Mỹ”.

Câu chuyện này mang hàm ý những hành động gần đây của Bắc Kinh như cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc và tạo ra một số thách thức đối tuy không được công bố nhưng rất nhạy cảm đối với Malaysia. Tất cả những điều đó lại tạo ra một kết cục mà chính Trung Quốc không hề mong muốn: một liên minh chống Trung Quốc được Hoa Kỳ âm thầm hậu thuẫn trải từ Ấn Độ cho tới vùng biển Nhật Bản.

Theo 2 tác giả trên trang The National Interest, Trung Quốc có chính sách ngoại giao rất tệ.

Và dường như bổ sung thêm phản ứng đầy cảm xúc cho kết quả đó, vừa qua Ngoại trưởng Philippines đã nói rằng nếu Nhật Bản tái vũ trang và từ bỏ điều khoản về quốc gia hòa bình trong Hiến pháp của mình thì Manila “sẽ rất hoan nghênh điều đó”.

Vậy điều gì đang diễn ra vậy? Vậy hành động quyết liệt và ngoan cố của Trung Quốc có dẫn tới hậu quả là nước này tự kiềm chế hoặc thậm chí là tự cô lập bản thân không? Có lẽ ai cũng có cơ sở để nghĩ như vậy.

Thứ nhất, căng thẳng về chủ quyền gia tăng khi Cộng hòa nhân chủ nhân dân Trung Hoa có những động thái đầy giả dối. Trong năm 2011, ông Tập Cận Bình khi đó được chọn là người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào đã tham gia các cuộc họp kín với các nhà lãnh đạo châu Á, khiến họ cảm nhận một cách mơ hồ rằng ông Tập sẽ hành động để giải quyết căng thẳng chủ quyền. Nhưng điều xảy ra trên thực tế lại ngược lại.

Thứ hai, Trung Quốc ngày càng hiếu chiến về vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông. Vào giữa tháng 8 vừa qua, 2 vụ chặn tàu thăm dò dầu khí của Malaysia đang hoạt động trong khu vực đặc quyền kinh tế của nước này đã gây ra hậu quả mà một quan chức cấp cao Malaysia mô tả là “ngoại giao thận trọng 30 năm đốt một giờ”. Không giống như Việt Nam, Indonesia, Singapore hay Philippines, Malaysia luôn tránh trực tiếp phản đối “đường 9 điểm” của Trung Quốc, (Bắc Kinh từ chối cung cấp tọa độ của “đường 9 điểm”). Trong tháng 7, Trung Quốc thành lập cái gọi là một “thành phố” mới (Tam Sa) để “quản lý” tuyên bố chủ quyền của nước này trên Biển Đông và đến tháng 11 thì nước này cho lưu hành hộ chiếu mới với bản đồ bao gồm toàn bộ vùng biển này. Điều đó đã khiến Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan lên tiếng cảnh cáo rằng Biển Đông có thể sẽ trở thành “Palestine của châu Á”.

Thứ ba, Trung Quốc đang đặc biệt “nhắm đến” Nhật Bản. Sự hiếu chiến của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong thời gian gần đây về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông là một phần của triết lý ngoại giao “giết gà dọa khỉ” (trừng phạt nước này để răn đe nước khác) của nước này: Bắc Kinh biết rõ rằng các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền hàng hải với Trung Quốc sẽ lo sợ khi chứng kiến nước này gây gổ với Nhật Bản, một cường quốc châu Á khác, lớn mạnh hơn họ rất nhiều.

Vậy có cách nào để thoát ra khỏi vòng tròn luẩn quẩn này không? Các nhà lãnh đạo ở Nhà Trắng chọn từ “lấy làm trọng tâm” để mô tả chuyến công du tới châu Á của Tổng thống Obama vừa qua thì điều đó có nghĩa họ chưa hề có hành động gì giúp giải quyết khúc mắc trên.

Từ “trọng tâm” mà Hoa Kỳ tuyên bố thực chất chỉ là sự “lòe bịp”. Giống như các chính quyền tiền nhiệm, chính quyền Obama vẫn luôn tiếp tục điều động các lực lượng Mỹ đến châu Á đồng thời khai thác các mối quan hệ đồng minh và đối tác. Động lực cho sự hợp tác là giữa Mỹ và các nước khu vực châu Á- Thái Bình Dương chính là những lợi ích mà cả hai bên đạt được.

Trong thời kỳ giữa những năm 2000, cả các quốc gia lớn và nhỏ xung quanh Trung Quốc đều âm thầm bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ làm đối trọng với “người khổng lồ châu Á” này. Trung Quốc vờ như không biết đến điều đó và cáo buộc Washington đang tiến tới “kiềm chế” Trung Quốc. Trên thực tế, những hành động hiện nay của Trung Quốc đang dẫn đến phản ứng đối trọng từ khắp nơi trong khu vực, từ Ấn Độ cho đến Việt Nam và Nhật Bản. Ngược lại, khi Trung Quốc thực hiện “chính sách ngoại giao nụ cười” thì kết quả đem lại là vô cùng tuyệt vời, chuẩn bị nền tảng cho uy thế lớn chưa từng có của nước này trong khu vực.

Vậy tại sao Trung Quốc lại hành xử “như một chàng thanh niên tồi” như vậy? Những chính sách ngày càng quyết liệt của Trung Quốc khiến dư luận đặt câu hỏi về mục đích cuối cùng của nước này. Ví dụ, phải chăng sự cáu kỉnh hiện nay của “người khổng lồ châu Á” là điềm báo trước cho Học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc tại Đông Á? Hay chẳng lẽ Trung Quốc không nhận thấy rằng cách tiếp cận của nước này về chủ quyền trên biển đang đi ngược lại Hiệp ước về Luật Biển mà chính nước này đã phê chuẩn?

Có thể Trung Quốc sẽ là một cường quốc có xu hướng sẽ tập trung vào mục tiêu bù đắp lại quá khứ bị “sỉ nhục” và “bẽ mặt” của nước này. Xét cho cùng, trong 3 thập kỷ qua không quốc gia nào thu lợi từ hệ thống toàn cầu hóa nhiều như Trung Quốc.

Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết liệt trong cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Hoa Kỳ cũng đã sử dụng những đặc quyền của một cường quốc trong một số trường hợp như Học thuyết Monroe và nhiều vụ lật đổ chính quyền nước ngoài khác nhau. Nhưng loại bỏ những yếu tố trên thì Hoa Kỳ vẫn là kiến trúc sư và là người quản lý hệ thống quốc tế hậu Chiến tranh mà hệ thống này đang tiếp tục làm giàu cho Trung Quốc – cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các quốc gia ASEAN.

Bất chấp cơ sở mơ hồ đẩy chủ ý của cái gọi là “đường chín đoạn” hay bất kỳ động cơ nào khác nhằm trả đũa cho quá khứ đau thương của mình, Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác mà phải “chung sống hòa thuận” với các nước láng giềng. Ngay cả khi Trung Quốc phản đối thì chính các cường quốc châu Á khác mong muốn Hoa Kỳ hiện diện trong khu vực, không phải với tư cách một kẻ bá chủ, mà là một người làm đối trọng. Sau khi đánh mất hẳn vị thế của mình đối với Myanmar, Trung Quốc bây giờ chỉ còn 2 đồng minh châu Á thân cận nhất: một Pakistan bất ổn và một Triều Tiên bị cô lập.

Nếu hành vi mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa khá thô lỗ như hiện nay tiếp tục được Trung Quốc dùng làm “phương thuốc” chữa trị cho những yếu kém nội tại thì Bắc Kinh đang tự “chuốc lấy” rắc rối. Tốt hơn, Trung Quốc nên đi theo con đường: cùng Hoa Kỳ nhận thức được vị thế của 2 nước trong khu vực châu Á và sau đó cùng nhau tham gia quản lý một hệ thống hàng hải dựa trên luật pháp. Nhưng những hành động vừa qua của Bắc Kinh lại đang bám vào một chính sách ngu ngốc và tự cô lập, khoét sâu mối nghi ngờ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và khiến hai quốc gia khó lòng đạt đến lợi ích chung.

TÙNG LÂM

(Theo infonet.vn)

EIU dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục suy yếu

Đánh giá về triển vọng kinh tế toàn cầu trong báo cáo mới đây, Đơn vị dự báo phân tích và đánh giá rủi ro (EIU) thuộc tập đoàn Nhà Kinh tế (Anh) nhận định kinh tế châu Âu tăng trưởng âm và đà tăng trưởng chậm lại tại Mỹ và Trung Quốc đang khiến kinh tế toàn cầu tiếp tục suy yếu.

Trước tình hình này, EIU đã hạ dự báo nhịp độ tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm nay xuống 3,1%, thấp hơn so với mức dự đoán tăng 3,2% đưa ra hồi tháng trước.

Theo EIU, bất chấp nỗ lực mạnh mẽ của các nhà hoạch định chính sách, các biện pháp kích thích kinh tế sẽ không làm được gì nhiều để ngăn chặn những cơn gió ngược mà các quốc gia phải đối mặt.

Đối với Mỹ, EIU cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mất đà, khi GDP chỉ tăng trưởng 1,5% trong quý 2/2012, giảm so với mức tăng 2% trong quý 1. Dự báo xu hướng tăng trưởng yếu sẽ tiếp tục trong quý 3 và có khả năng kéo dài sang cả quý 4.

Bên cạnh đó, EIU đã hạ giảm dự báo tăng trưởng trung bình của kinh tế Mỹ trong năm nay xuống còn 2,1%, so với mức tăng 2,2% đưa ra trước đó.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn kéo dài là mối lo ngại lớn trên toàn cầu. Các nhà hoạch định chính sách đã phải vất vả để kìm giữ thị trường tài chính, trước nỗi lo sợ đồng euro tan vỡ. Lãi suất trái phiếu chính phủ tại Tây Ban Nha và Italy liên tiếp đứng ở mức cao đáng lo ngại.

Dù rằng đã có các dấu hiệu cho thấy châu Âu có phản ứng hợp tác chặt chẽ hơn, với việc tham gia của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và sự phản đối của Đức đối kế hoạch giải cứu các nước gặp khó khăn trong Eurozone dường như đã dịu đi song, mối đe dọa hiện hữu với với đồng euro thì vẫn còn đó và nếu có một cú sốc nào đó xảy ra, chẳng hạn như tình trạng vỡ nợ của Hy Lạp, cả khu vực có thể bị đẩy vào một cuộc khủng hoảng toàn diện.

Theo EIU, tình hình Eurozone trong ngắn hạn vẫn còn ảm đạm với mức tăng trưởng âm 0,6% năm nay. Nhưng sang năm tới, kinh tế Eurozone sẽ có sự phục hồi song còn yếu vì nhiều nước vẫn còn phải tiếp tục chính sách “thắt lưng buộc bụng.”

EIU cho rằng nhu cầu nhập khẩu nội khối vẫn yếu, do các chính sách khắc khổ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các đối tác thương mại lớn của châu Âu, nhất là Mỹ và các thị trường mới nổi. Do đó, EIU cũng hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm nay từ 4% xuống còn 3,7%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng hơn 6% trong năm 2011.

Ngoài sự leo thang của cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone, đà tăng trưởng yếu đi của kinh tế Trung Quốc cũng đang tác động tiêu cực đến triển vọng của kinh tế toàn cầu. Trong quý II/2012, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 7,6%, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Bức tranh kinh tế Ấn Độ còn đáng lo ngại hơn và EIU dự báo GDP của nước này chỉ tăng trên 6% năm nay và 6,5% năm tới, thấp hơn nhiều so với nhịp độ tăng trưởng 9% trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, EIU đánh giá triển vọng tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển có phần sáng sủa hơn. EIU dự báo kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (không tính Nhật Bản) sẽ tăng trưởng 6% trong năm 2012 và 6,5% năm 2013. Đối với Nhật Bản, EIU dự báo GDP của nước này sẽ phục hồi và tăng 1,7% trong năm 2012, sau khi tăng trưởng âm trong năm 2011, do bị ảnh hưởng của thảm họa sóng thần và động đất./.

(Theo TTXVN)

 

 

 

François Fillon chuyển giao chính phủ cho tân thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault

(NVT)- Sau khi được tổng thống Pháp François Hollande bổ nhiệm làm thủ tướng hôm qua thứ 3 ngày 15/5. Hôm nay, ông Jean-Marc Ayrault đã được François Fillon chuyển giao chính phủ.

Ông Ayrault, 62 tuổi đã cùng phu nhân đến Matignon để nhận bàn giao chính phủ từ người tiền nhiệm François Fillon. Lúc 10h5 (tính theo giờ Hà Nội là 15h5), thủ tướng mãn nhiệm François Fillon và phu nhân đã đón tiếp vợ chồng ông Jean-Marc Ayrault. Sau đó 2 ông đã có buổi nói chuyện trong khoảng 20 phút trước khi François Fillon rời Matignon.

Đương kim thủ tướng pháp Jean-Marc Ayrault đã có bài phát biểu, trong đó ông khẳng định rằng công việc của chính phủ mới là phục vụ người Pháp để cùng nhau thành công.

Tổng thư ký phủ tổng thống Pháp, Pierre-René Lemas thông báo chính phủ của tân thủ tướng Jean-Marc Ayrault có 34 bộ trưởng và tương đương, trong đó 50% là nữ.

– Ông Laurent Fabius được bổ nhiệm là ngoại trưởng

– Ông Vincent Peillon được bổ nhiệm là bộ trưởng bộ giáo dục

– Ông Pierre Moscovici được bổ nhiệm là bộ trưởng bộ kinh tế

– Ông Manuel Valls được bổ nhiệm là bộ trưởng bộ nội vụ

– Ông Jean-Yves được bổ nhiệm là bộ trưởng bộ quốc phòng…

(Theo France 24 & Leparisien)

François Hollande nhậm chức tổng thống Pháp

(NVT)- Hôm nay, ông François Hollande chính thức trở thành tổng thống thứ 7 của nền đệ ngũ cộng hòa Pháp. Buổi nhậm chức được tiến hành bằng 1 nghi lễ chuyển giao giữa tổng thống mãn nhiệm Nicolas Sarkozy và tân tổng thống François Hollande tại Điện Élysée lúc 10h (tính theo giờ Hà Nội là lúc 15h). Sau lễ nhậm chức, tân tổng thống Pháp sẽ bổ nhiệm thủ tướng và sẽ bay sang Berlin để gặp thủ tướng Đức Angela Merkel.

François Hollande nhậm chức trong bối cảnh nền kinh tế Pháp không có sự tăng trưởng ở quý 1 năm nay.

Ông Jean-Marc Ayrault được bổ nhiệm làm thủ tướng.

This slideshow requires JavaScript.

(Theo France 24 & Leparisien)

François Hollande xem Trung Quốc như là “địch thủ” kinh tế của Châu Âu

(NVT)- Chính sách kinh tế và tiền tệ của Trung Quốc đã nhiều lần bị Mỹ và Liên minh Châu Âu chỉ trích chắc chẵn sẽ được đề cập đến tại hội nghị G8 sẽ diễn ra các ngày 18 và 19 tháng 5 tới đây tại Mỹ. Tổng thống Pháp François Hollande sẽ tham dự vào hội nghị thưởng đỉnh này.

Trong khi sự quan tâm của báo chí và các nhà phân tích kinh tế tập trung về tiến triển quan hệ giữa Pháp và Đức kể từ khi ông Hollande được bầu thì tổng thống Pháp mới đắc cử François Hollande dường như lại có sự quan tâm đến 1 quốc gia khác. Một đất nước xa hơn và quan trọng hơn trong khung cảnh của nền kinh tế thế giới mà theo ông quốc gia đó là “địch thủ” cơ bản của Liên minh Châu Âu. Đó là Trung Quốc.

(Theo France 24.com/fr) 

François Hollande đã “hạ gục” Nicolas Sarkozy để trở thành tổng thống Pháp

(NVT)- Tôi sẽ là tổng thống của tất cả. Tôi yêu các bạn. Tôi yêu nước Pháp. Ngay từ bây giờ, tôi phục vụ nước Pháp. Hôm nay là một ngày trọng đại đối với nước Pháp. Chiến thắng của tôi phải là điểm xuất phát mới cho Châu Âu”,…Đó là những phát biểu của Hollande trước những người ủng hộ, ăn mừng chiến thắng của ông tại Tulle tối chủ nhật mồng 6 tháng 5.

Bầu cử tổng thống Pháp: François Hollande đánh bại Nicolas Sarkozy ở vòng đầu

Khoảng 46 triệu cử chi Pháp đã được kêu gọi đến các hòm phiếu để chọn ra vị tổng thống của đất nước mình. Với François Hollande và Nicolas Sarkozy, mỗi lá phiếu ủng hộ mình là cực kỳ quan trọng.

Ai sẽ là người đạt trên 50% phiếu bầu, ai sẽ là người đạt dưới 50% phiếu bầu?. Đây chính là một trong những yếu tố cơ bản làm cho cuộc đua đã diễn ra ác liệt và gay cấn. Cuộc đua này đã đi đến hồi kết. Chúc mừng người Pháp đã có tổng thống mới, ông François Hollande. Kết quả cho thấy François Hollande đã đạt 51,62% phiếu bầu và đã “hạ gục” ông Sarkozy. Như vậy là 17 năm sau khi kết thúc nhiệm kỳ  thứ hai của ông François Mitterrand, một ứng cử viên của Đảng xã hội lại được bầu làm tổng thống Pháp.

Sau khi biết chiến thắng của mình, ông François Hollande đã có bài diễn văn phát biểu tại Tulle , ông nói với những cử tri “Tôi sẽ là tổng thống của tất cả”, “Tôi yêu các bạn, tôi yêu nước Pháp”, “Ngay từ bây giờ, tôi phục vụ nước Pháp” và ” Đây là một ngày trọng đại đối với nước Pháp”, “Chiến thắng của tôi phải là điểm xuất phát mới cho Châu Âu”,…

Chiến thắng của ông François Hollande không chỉ là chiến thắng của người Pháp, không chỉ là chiến thắng của Đảng xã hội, mà còn là chiến thắng của bà Segolene Royal- người vợ cũ của ông. Bởi năm 2007, Segolene Royal – ứng cử viên Đảng Xã Hội đã bị chính ông Sarkozy đánh bại và hôm nay chính người chồng cũ của bà lại hạ gục ông Sarkozy, đối thủ đã “hạ gục” bà năm 2007.

Về phần mình, Tổng thống sắp mãn nhiệm Nicolas Sarkozy đã thừa nhận thất bại và tuyên bố sẵn sàng “trở lại là 1 người Pháp như trong số những người Pháp”. Sarkozy  cũng chúc mừng ông Hollande và cho rằng ông Hollande phải được tôn trọng!

Hình ảnh lúc 23h15 tối ngày mồng 6, hàng nghìn người vừa chờ đợi Hollande từ Tulle trở về Paris để đến quảng trường Bastille, vừa ăn mừng chiến thắng của ông tại quảng trường này và hô vang: “Thời kỳ Sarkozy đã kết thúc”, “Tổng thống Hollande”, “Chúng ta đã thắng, chúng ta đã thắng”. Khi đến quảng trường Bastille ở Paris (rạng sáng nay), Hollande đã phát biểu” Tôi đã hiểu  mong muốn thay đổi của các bạn” và “xin cảm ơn nhân dân Pháp”,…

Trở về căn nhà của ông tại quận 15 lúc hơn 2h sáng nay với sự bảo vệ nghiêm ngặt của cảnh sát, nhưng nhng người dân cũng đã tụ tập, chờ đón ông tại khu phố Beaugrenelle để chúc mng ông và bắt tay ông.

Theo lịch trình, hôm nay th hai tổng thống mi đắc cử sẽ không có nghỉ ngơi, ông sẽ phải bàn đến việc thành lập chính phủ và các mối quan hệ với các nhà lãnh đạo nước ngoài.

Bầu cử tổng thống Pháp: François Hollande đánh bại Nicolas Sarkozy ở vòng đầu

(NVT)- Ông François Hollande, ứng cử viên đảng xã hội đã đánh bại đương kim tổng thổng Nicolas Sarkozy ở vòng 1

Ông François Hollande đã đạt cao hơn ông Nicolas Sarkozy 1,45% phiếu bầu. Kết quả của 3 ứng cử viên dẫn đầu vòng 1 lần lượt như sau: François Hollande đạt 28,63%, Nicolas Sarkozy đạt 27,18% và bà Marine Le Pen đạt 17,90%.

 Dù dự đoán là sẽ bị loại, nhưng bà Marine Le Pen- ứng cử viên của Đảng mặt trận dân tộc có chủ trương chống nhập cư lại về thứ 3 trong số 10 ứng cử viên. Đây vừa là điều bất ngờ đối với các nhà phân tích, vừa là  niềm tự hào đối với bà ta. Kết quả này cũng cho thấy những cuộc thăm dò và nhận định trước bầu cử về khả năng đạt phiếu của bà là không đáng tin cậy.

Do không ai đạt số phiếu quá bán nên François Hollande và Nicolas Sarkozy sẽ phải cạnh tranh nhau quyết liệt ở vòng 2 sẽ diễn ra vào chủ nhật ngày 6 tháng 5 tới. Dự đoán khả năng cử tri Pháp sẽ chọn ông François Hollande trở thành ông chủ điện Élysée là rất lớn.

Nếu ông Sarkozy thất bại ở vòng thứ 2 thì ông sẽ trở thành vị tổng thống Pháp đầu tiên không tái đắc cử  kể từ năm 1981.

Sau cuộc bầu cử tổng thống này, Pháp sẽ bầu cử Quốc hội vào tháng 6 tới đây.

 

 

Liên hợp quốc cho phép gửi quan sát viên tới Syria

(NVT)- Hội đồng bảo an của liên hợp quốc hôm qua thứ 7 đã thông qua một nghị quyết về việc gửi 300 quan sát viên đến Syria để giám sát lệnh ngừng bắn có hiệu lực hôm 15 tháng 4.

Các quan sát viên này sẽ được triển khai “nhanh” với thời hạn đầu là 90 ngày. Nhiệm vụ của các quan sát viên là giám sát lệnh ngừng bắn ở Syria và giúp đỡ thực hiện kế hoạch hòa bình trên cơ sở 6 điểm mà ông Kofi Annan, nhà trung gian hòa giải của liên hợp quốc và liên đoàn Ả Rập đưa ra. Dự kiến cũng sẽ có 1 cuộc đối thoại giữa chính quyền và phe đối lập và việc giải phóng những người bị bắt giữ kể từ khi bắt đầu cuộc đàn áp ở tháng 3 năm 2011

(Theo France 24.com/fr)

Putin: Chúng ta đã thắng trong cuộc đấu công khai và trung thực

(NVT)- Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin đã tham dự cuộc mit-tinh của những người ủng hộ. Họat động diễn ra dưới chân thành Kremlin trên Quảng trường Manezhnaya ở Matxcơva. Phát biểu tại cuộc mit-tinh, ông Vladimir Putin tuyên bố rằng cuộc bầu cử Tổng thống hiện nay là một thử nghiệm về độ trưởng thành và sự độc lập chính trị của đất nước. “Không ai và không cái gì có thể ép buộc chúng ta. Chúng ta đã thắng nhờ sự ủng hộ của đại đa số cử tri nước ta, chúng ta đã giành được thắng lợi trong sạch”, – Thủ tướng nói. Đã có hơn 110 nghìn người tập hợp tại Quảng trường Manezhnaya để mừng chiến thắng của ứng viên Putin.

Theo số liệu sơ bộ của Ủy ban bầu cử trung ương, tại cuộc bầu cử Tổng thống Nga, ông Putin cho đến giờ này đã nhận được hơn 60% phiếu cử tri.

(Theo vietnamese.ruvr.ru)